Đám cưới diễn ra trong nhà thờ thường được tổ chức một cách trang nghiêm mà không cầu kỳ và sôi động nên cô dâu chú rể cần lưu ý nhiều chi tiết để đám cưới diễn ra suôn sẻ. Điều kiện bắt buộc để được tiến hành làm lễ Hôn phối khi đám cưới trong nhà thờ là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo Công Giáo, và cả hai đều nhận được Giấy chứng nhận hoàn tất khóa hoạc mang tên giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức trong vòng 3 đến 6 tháng trước khi đi đến việc làm lễ hôn phối.
Trong trường hợp nếu cô dâu hoặc chú rể không theo đạo Công Giáo, buổi lễ kết hôn trong nhà thờ chỉ có thể diễn ra nhỏ gọn nhanh, hay còn gọi là Phép chuẩn. Việc kết hôn sẽ diễn ra dưới sự chứng giám của vài người thân, không đầy đủ như một lễ thành hôn chính thống. Những bước lưu ý dành cho các cặp đôi được thực hiện nghi thức Hôn phối đã được viết ở các bài trước. Hôm nay Charmingflower sẽ tập trung hơn về phần còn lại
Chuẩn bị tinh thần cho đám cưới tại nhà Chúa
Cô dâu chú rể bắt buộc phải đi xưng tội trước Lễ cưới ít là 2 ngày. Bạn cũng nên tham dự trước một buổi tĩnh tâm, nếu có thể nữa nhé.
Trang phục trong buổi lễ cưới
Nhà thờ thì không có quy định trang phục dành cho cô dâu – chú rể là áo dài truyền thống hay váy cưới, veston, nhưng điều này không có nghĩa là các cặp đôi có thể ăn mặc tùy tiện, qua loa khi cử hành thánh lễ. Ngày xưa, cô dâu vẫn thường mặc áo dài kín đáo trong lễ Hôn phối, nhưng nay soiree được các cô dâu ưu tiên hơn.
Tại các nhà thờ ở Việt Nam các cô dâu nên lưu ý tránh chọn những váy cưới cúp ngực, hay cổ áo khoét sâu, hở lưng, mà nên chọn loại có tay để phù hợp nơi tôn nghiêm và sự thiêng liêng của buổi lễ hôn phối.
Trang trí nhà thờ trong thánh lễ Hôn phối của cặp đôi
Tại các nhà thờ thường có các hội đoàn, hội bà mẹ Công giáo, nhóm ca đoàn, các đơn vị này sẽ giúp đôi tân hôn thực hiện việc trang trí hoa tươi, lễ vật dâng lễ, trang trí ghế dành riêng cho đôi. Các bạn cần liên hệ trưởng hội đoàn giáo xứ để gửi chi phí trang trí cũng như lễ vật.
Riêng các cặp đôi có điều kiện muốn nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy hơn theo chủ ý của mình như trang trí hoa tươi dọc theo dãy quỳ, ruy băng dọc các hàng ghế ngồi, lối đi, hay trang trí cổng bóng bay… thì phải gặp Cha xứ để xin phép được bài trí ở khu vực nào.
Khi nhận được sự đồng ý của Cha xứ tại nhà thờ của 2 bạn, thì bạn cần liên hệ tiếp đến trưởng hội đoàn phụ trách trang trí hoa tươi cho ngày lễ của bạn để họp bàn, thống nhất thực hiện nhé.
Chụp ảnh – quay phim phóng sự cưới trong nhà thờ
Để đám cưới của bạn hoàn hảo nhất, bạn nên chọn thợ chụp là người Công giáo hoặc thợ quen Phụng vụ Công Giáo, biết rành các quy trình diễn tiến buổi lễ, để lấy ảnh chính xác, không thừa cũng không thiếu.
Nhớ đừng quên yêu cầu họ giữ tôn nghiêm trong nhà thờ: Không chạy lung tung, không đi lại nghênh ngang, không gây nhiễu không gian, không gây chia trí…
Thực hiện các nghi thức trong lễ cưới
Lễ Hôn phối là thánh lễ đặc biệt dành riêng cho các lễ cưới của người đạo Công giáo, do đó sẽ có những trình tự, nghi thức thưc hiện cố định mà nhà thờ đưa ra. Những trình tự và nghi thức như Dâng lễ, đọc sách thánh, dâng lời nguyện ước, làm phép trao nhẫn cưới, đón nhận bí tích thánh thể sẽ được Cha xứ hướng dẫn luyện tập một lần tại nhà thờ trước khi lễ cưới diễn ra.
Các bạn nên nhớ rằng, các trình tự, cùng những lời nguyện ban đầu tưởng rằng dễ dàng, nhưng khi vào thánh lễ, là tâm điểm của cả giáo xứ của họ, các bạn sẽ thực sự rất hồi hộp dẫn đến việc quêm mất, hoặc nói vấp, ngập ngừng, làm ảnh hưởng thời gian và phá vỡ nghi thức.
Do vậy, lời khuyên chân thành chúng tôi dành cho các bạn rằng, để nghi thức được diễn ra suôn sẻ nhất, các bạn cần luyện tập nhiều lần ngay tại nhà thờ cho đến khi thấy nhuần nhuyễn, đồng thời khi về nhà, cần đứng trước gương đọc to bài đọc sách kinh thánh, học thuộc lời nguyện ước được ghi, có như vậy thánh lễ Hôn phối của bạn mới có được một không khí thật thiêng liêng đúng nghĩa.
Sau khi hoàn tất các lễ nghi trong nhà thờ, đôi tân hôn sẽ được Cha xứ hướng dẫn thực hiện nghi thức Ký tên vào sổ Hôn phối, cùng với các chữ ký như của Cha xứ, chữ ký của người chứng giám hôn phối của 2 người làm chứng đại diện cho cô dâu và chú rể.
Và khi đọc tới đây, mọi nghi thức đã xong, đôi tân hôn chính thức là vợ chồng trong giáo của họ. Theo lời Chúa “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, Charming Flowers mến chúc đôi tân hôn lãnh nhận bí tích hôn nhân sẽ yêu thương nhau và trân trọng nhau đến trọn đời đời.
Bài viết Kinh nghiệm khi tổ chức đám cưới trong nhà thờ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Charming Flowers.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét