Theo truyền thống thì bộ mâm quả Cưới Hỏi của người Việt thường phải hội đủ 6 yếu tố bao gồm nhu sau: “trầu, cau, trà, rượu, mặn, ngọt”. Mỗi mâm đều mang ý nghĩa “trầu cay – cau nồng – trà thơm – rượu đắng – mặn – ngọt” nhằm thể hiện đủ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu của con người. Trong khi đó, phần “ngọt” cũng chính là các loại bánh được chọn để làm sính lễ cho việc Cưới Hỏi. Vậy ý nghĩa của bánh đính hôn là gì, có gì quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thốn? Vậy hãy cũng Charming Flowers tìm hiểu thêm nhé!
Ý nghĩa của bánh su-sê.
Bánh su-sê hay còn được gọi là xu xê hoặc gọi trại là bánh phu thê. Đây là loại bánh đính hôn rất thông dụng trong lễ cưới hỏi truyền thống. Bánh thu phê còn được xem là biểu tượng của âm dương hòa hợp. Với phần nhân bánh ngọt ngào là vợ, còn phần vỏ sần sật bên ngoài tượng trưng cho người chồng.
Một mâm bánh su-sê đạt chuẩn sẽ phải có đủ 105 chiếc bánh nhỏ được sắp xếp bài trí đẹp mắt và cân đối. Con số 105 ngụ ý nói lên hoặc đọc lái nghĩa là “trăm năm” hạnh phúc. Con số con này mang ý nghĩa cầu chúc cho đôi vợ – chồng mãi mãi bên nhau, trọn kiếp không tách rời.
Ý nghĩa của bánh hồng.
Bánh hồng là loại bánh đính hôn xuất phát từ truyền thống thường được dùng trong ngày tổ chức đám cưới, các lễ đính hôn truyền thống của miền Trung. Bánh hồng cũng giống như một lời báo hỉ, lời chúc phúc. Cầu chúc cho đôi tân giai nhân có Lễ Cưới – Lễ Hỏi sẽ diễn ra suôn sẻ, tình yêu đôi lứa luôn mặn nồng thắm đượm bền lâu.
Ý nghĩa của bánh kem.
Trong tất cả các loại bánh báo hỷ thì bánh kem đang là sự lựa chọn được các cặp đôi ưa chuộng hơn hẳn. Bởi vì hình dáng rất đẹp mắt, lại có thể trang trí thêm hình ảnh, trang trí thêm chữ, tên cô dâu chú rể, ngày cưới,… Sự xuất hiện của bánh kem không chỉ để làm đẹp cho bộ 6 mâm quả, tạo sự sang trọng tinh tế. Mà bánh kem lại còn mang ý nghĩa mang lời chúc phúc cho cặp đôi luôn ngọt ngào và gắn kết mãi mãi không xa rời.
Ý nghĩa của bánh bông lan.
Loại này theo nghiên cứu chính là loại bánh thường xuyên xuất hiện trong phong tục cưới hỏi ở khu vực miền Nam. Khi ăn vào có vị mềm mại, ngọt dịu nhẹ cùng hương thơm đặc trưng rất quyến rũ. Bánh bông lan cũng chính là lời chúc tốt lành đến các cặp đôi. Mong cho tương lai cả hai luôn yêu thương, chia sẻ ngọt bùi với nhau và bền chặt trọn kiếp không rời.
Ý nghĩa của bánh pía.
Ngoài tên của các loại bánh dùng cho ngày cưới vừa được kể phía trên, bánh pía cũng là loại bánh dùng trong đính hôn và được các cặp đôi cực kỳ ưa chuộng ở khu vực miền Tây. Món bánh Pía là một loại bánh đặc sản của miền Tây sông nước. Vỏ bánh đặc trưng nhiều lớp, nhân bánh thường là đậu xanh và trứng muối, gần giống với nhân bánh trung thu. Nhưng sau này được cải biên thêm sầu riêng, mang lại vị bùi bùi của đậu xanh nhuyễn, pha với vị mặn đặc trưng của trứng muối và thoang thoảng hương thơm của sầu riêng. Tuy nhiên, loại bánh pía này lại có nhiều hương vị nhân bánh khác nhau, nhưng tất cả đều tượng trưng cho sự may mắn và cuộc sống sung túc. Ngụ ý cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới luôn hòa thuận, luôn no ấm và cặp đôi hạnh phúc.
Trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam, thì các truyền thống và phong tục cưới hỏi vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời nọ. Những loại bánh vừa kể tên trên đây, còn có bánh thuẫn và bánh đậu xanh cũng thường xuyên là sự lựa chọn để làm sính lễ trong Lễ Cưới – Lễ Hỏi. Trong phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam, các loại bánh ngụ ý cầu mong sự hạnh phúc, tình cảm keo sơn bền chặt cho cặp đôi mới cưới trong ngày đính hôn.
Charming Flowers được xây dựng như là một trang thông tin kiến thức. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn để làm nguồn động lực cho sự phát triển của công ty, cải tiến và hoàn thiện nội dung. Giúp đội ngũ chúng tôi có thể cung cấp thêm nhiều thông tin và các bài viết hữu ích cho các cặp đôi trong tương lai.
Bài viết Ý nghĩa của bánh đính hôn trong phong tục cưới hỏi truyền thống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Charming Flowers.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét