Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Phong Tục Cưới Hỏi Truyền Thống Của Người Việt Nam

Theo truyền thống dân gian ta đã luôn quan niệm ngày cưới là một trong những ngày lễ vô cùng trọng đại và rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương. Vì vậy, việc cần hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó có nhiều vấn đề bắt buộc phải làm và một số vấn đề cần kiêng kị phải nghe theo. Nghi thức cưới hỏi từ rất lâu đã được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.
Xem thêm cách tổ chức đám cưới, trang trí tiệc cưới đẹp nhất năm 2020

1. CƯỚI HỎI

Từ thuở xa xưa cha mẹ đã có vai trò rất quan trọng trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Sau khi nhờ được người mai mối, tìm được người vừa ý để dựng vợ gả chồng cho con, gia đình hai bên sẽ quyết định tổ chức hôn lễ cho con. Theo phong tục thì thường phải chuẩn bị sáu lễ cho việc cưới hỏi xin, nhưng trên thực tế, người Việt thường thu gọn còn ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ cưới. Đối với những gia đình tài chính eo hẹp có khi còn bỏ cả lễ chạm ngõ.

2. CHẠM NGÕ

Sau khi 2 bên thông gia đã thoả thuận việc cưới gả, người mai mối sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đưa người chủ hôn hoặc cha mẹ nhà trai và chú rể đem lễ vật trầu cau đến nhà gái để xin đính ước.

Khi đã coi được ngày tốt (tức là ngày âm dương tương hợp thì là ngày mà vợ chồng sau này mới gặp diều tốt lành), nhà trai sẽ sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng này. Nhà kinh tế eo hẹp chỉ có bát nước, nén hương. Nhà khá hơn thì làm gà, thổi xôi. Tiếp đến nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái gồm: một cơi trầu cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên, mứt sen, trà rượu đựng trong quả sơn son thiếp vàng.

Đoàn người đi sang nhà gái gồm bà mai mối, ba mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, cuối cùng là nam giới và chú rể. Lễ được chia làm hai phần. Phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại sẽ đưa về nhà ông cậu của cô gái để lễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai về, nhà gái thường sửa một phần lễ để biếu lại nhà trai, gọi là lại quả.

3. ĂN HỎI

Đây là lễ trọng thể, mang tính chất chính thức trước khi cưới và phải chọn ngày tốt. Sáng sớm nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Sau đó người mối đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và những người họ hàng thân thuộc đem lễ vật trầu cau, chè mứt, bánh cốm hay bánh su xuê đến nhà gái để nhà gái làm lễ cáo gia tiên. Sau đó nhà gái đem các vật phẩm này chia phần cho các bạn hữu, họ hàng thân thuộc. Sau lễ hỏi là việc báo hỷ và chia trầu. Mỗi lễ đem chia gồm một lá trầu, một quả cau, chục hạt mứt sen, một ấm trà, bánh cốm. Những thứ này được phong trong giấy hồng, gấp thành hình hộp vuông, mỗi chiều khoảng 5 cm – 6 cm, cao độ 2 cm. Trên hộp vuông, người ta dùng giấy bạc trang kim cắt hình chữ hỷ dán lên trên.Ở miền Nam thường có tục nhà trai trình trước hai họ những món sính lễ quan trọng như hoa tai, nhẫn … ngay trong lễ ăn hỏi để được nhà gái chấp nhận và ưng thuận sự hứa hôn.

Trong lễ ăn hỏi, hai họ cũng xem ngày và định ngày cưới cho đôi trẻ. Đây là một ngày hệ trọng của đời người nên phải xem ngày giờ cẩn thận. Ngày xưa, người ta chọn ngày cưới là ngày bất tương, thiên hỷ, thiên đức, nguyệt đức.. Giờ cưới luôn luôn phải là giờ Hoàng đạo. Sau lễ hỏi, thông qua bà mối, nhà trai sẽ biết nhà gái thách những gì.

4. LỄ XIN DÂU

Trước giờ lành, nhà trai có 6 người mang một cơi trầu, một tráp rượu đến xin dâu, báo trước giờ mà đoàn đón dâu để nhà gái chuẩn bị đón tiếp. Cơi trầu be rượu này, nhà gái đệ lên bàn thờ tổ tiên, rồi hạ xuống đón đoàn quan khách đưa dâu. Đại diện đưa lễ này của nhà trai có thể là mẹ chồng hoặc một người cô, thím, trong họ.

Khi đoàn đón dâu đến, họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ. Các phù rể bưng lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt các phù dâu và trao những mâm quả hoặc quả tráp lễ vật. Các cô này sẽ đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự ở trước bàn thờ gia tiên.

Lúc này, nhà gái kiểm điểm lại đồ thách cưới (một phần đã được đưa đến từ mấy hôm trước). Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cùng lễ gia tiên. Hương thắp phải do bố (hoặc anh trai, em trai) cô dâu thắp. Nếu là anh trai hay em trai cô dâu thắp, nhà trai phải tặng một món tiền gọi là tiền thắp hương.

“Hôm nay, ngày…., tháng…., năm…., giờ…. Gia chủ là người thôn…., xã…., huyện…., tỉnh (hoặc ngụ tại số nhà …phường….quận…. thành phố….) nước Việt Nam. Có con trai (hoặc con gái) tên là…. kết duyên cùng ….con gái (hoặc con trai) của ông bà…. người thôn …. Xã….huyện….tỉnh….

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật gồm: hương đăng trầu quả… gọi là theo phong tục lễ nghi thành hôn và hợp cẩn.

Trước linh tọa, Ngũ tự gia thần chư tôn linh vị.

Trước linh vị liệt gia tiên chư chân linh, xin kính cẩn khấn cầu:

 

Phúc tổ di lai, sinh trai có vợ (hoặc nhà gái thì khấn: “sinh gái gả chồng”).

Lễ mọn kính dâng, duyên lành gặp gỡ giai lão trăm năm, vững bền hai họ.

Nghi thất nghi gia, có con có của.

Cầm sắt giao hoà, trông nhờ phúc tổ.

                                                    Cẩn cáo”

5. RƯỚC DÂU

Ngày xưa, phong tục người ta thường rước dâu vào ban đêm theo đúng giờ hoàng đạo đã được chọn. Nhà trai thường nhờ một cụ già hiền lành, vợ chồng song toàn, đông con nhiều cháu, cầm một bó nhan hay một đỉnh trầm bước đi trước, tục gọi là Tơ hồng. Kế đến là người dẫn lễ vật như mâm trầu cau, bánh mứt,heo quay, rượu… Chú rể khăn áo chỉnh tề cùng với những người trong họ đi rước dâu. Tục lệ của nhiều địa phương khác là chỉ có bố chồng đi đón.

Khi đoàn đón râu đến trước ngõ nhà gái, cụ già cầm hương cùng đi với một người đội lễ, thường là một quả đựng trầu cau và rượu vào trước. Mâm lễ ấy được đặt lên bàn thờ, cụ già thắp hương vái, nhà gái vái trả lễ rồi một vị đứng đầu họ nhà gái, cùng ra đón đoàn xin dâu vào. Ngay sau đó, cô dâu cùng chú rể đến lạy trước bàn thờ gia tiên, xin tổ tiên đồng ý cho cô dâu cùng chú rể đem hộp trầu đi mời mọi người trong họ. Trước khi về nhà chồng, cô dâu đi lạy ông bà, cha mẹ mình. Thông thường lúc đó, cha mẹ cô dâu cho một vật gì đó như hoa tai, nhẫn cưới hoặc ít quan tiền (nếu là nhà giàu) hoặc cái quạt, gương soi (nếu là nhà nghèo) để làm kỷ niệm. Sau đó dâu rể đi lễ nhà thờ tổ họ nội và họ ngoại của cô dâu.

Tiếp đó chủ hôn nhà trai nói với chủ hôn nhà gái để cô dâu chú rể mừng tuổi ông bà, cha mẹ vợ. Ngày xưa, chú rể phải làm lễ gồm bốn lễ ba vái, nhưng sau theo quy định của triều Nguyễn chỉ lễ ba vái. Tục lệ này sau được bãi bỏ ở nhiều nơi. Sau đó, người chủ hôn đích thân hoặc uỷ thác cho một vị lớn tuổi khác đi chào tất cả họ hàng có mặt trong đám cưới. Lúc này ông bà, cha mẹ vợ sẽ có vài lời bảo ban dạy dỗ đôi vợ chồng trẻ và ban cho chú rể một đồ vật gì quý giá. Các vị trong họ như chú bác cũng có tiền mừng cho đôi trẻ rồi mới bước vào tiệc cưới.

Khi xong tiệc, chủ hôn phía nhà trai sẽ nói với chủ hôn nhà gái là đã đến giờ tốt, xin phép được rước dâu. Tiếp đó đoàn đón dâu lên đường về nhà trai. Trước cửa nhà trai thường đặt một lò than hoa hồng để cô dâu bước qua đó để đốt vía (những người vía dữ đã gặp trên đường). Nhiều nơi ở quê còn có tục chăng dây. Khi gặp dây chăng, cụ già đi đầu đoàn đón dâu cho trẻ con mấy đồng kẽm để chúng gỡ dây đi vì sợ gặp phải chuyện “giữa đường đứt gánh”. Theo sau cô dâu là những người đội những hòm đựng đồ dùng riêng của cô dâu.

Lễ xong, mẹ chồng cùng cô dâu bước vào buồng. Trong buồng có sẵn một đôi chiếu mới trải úp vào nhau. Người trải chiếu phải là người ăn nên làm ra, con đàn cháu đông. Nếu mẹ chồng đủ điều kiện như trên thì bà sẽ trải chiếu, dọn giường cho cô dâu chú rể. Nghỉ ngơi một lát, sau đó cô dâu chú rể vào lạy gia tiên, đi lễ các nhà thờ của đôi bên cha mẹ chồng và làm lễ tơ hồng. Xong xuôi, cô dâu chú rể vào mừng tuổi ông bà, cha mẹ chồng, cầm hộp trầu đi mời khắp trong họ.

Nghi lễ đưa dâu đến đây là xong. Có gia đình nhà trai mời nhũng người nhà gái đi đưa dâu ở lại ăn uống rồi mới ra về. Có khi nhà trai phải tiễn đưa họ nhà gái ra về đến tận nhà gái, những người này nói cho bố mẹ nhà gái biết việc đưa dâu đã chu đáo rồi mới giải tán. Nếu trong số họ có ai tạt ngang bỏ về trước thì sẽ cho là điềm không hay, là không đi đến nơi về đến chốn. Khi nhà trai đưa họ hàng nhà gái về xong xuôi rồi thì mở tiệc ăn mừng.

6. DÂU RỂ LÀM L GIA TIÊN

Mọi việc trong gia đình từ việc hiếu đến việc hỉ, từ việc vui đến việc buồn, con cháu trong nhà đều phải cúng cáo gia tiên. Trong ngày lễ thành hôn cho con cháu, ngoài gia trưởng phải khấn vái tổ tiên thì cô dâu chú rể cũng phải cúng lễ tổ tiên. Trước khi sang nhà gái đón dâu, chú rể phải làm lễ ở nhà mình. Khi sang nhà gái đón dâu, cả cô dâu và chú rể lại phải xin phép hai họ cho cúng lễ tổ tiên nhà vợ tại chính nhà bố mẹ vợ, và cả tại nhà thờ họ bên vợ (nếu có). Về phía cô dâu, khi về nhà chồng, việc đầu tiên là phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Sau đó, họ nhà chồng đưa cô dâu đi lễ nhà thờ trong hai họ nội ngoại nhà chồng. Việc làm lễ trước bàn thờ hai họ là để cô dâu chú rể trình diện với tổ tiên, và là dịp tổ tiên nhận mặt chàng rể, cô dâu.

7. L TƠ HỒNG

Người ta hay cho rằng vợ chồng lấy được nhau là có duyên do ông Nguyệt Lão định trước, cho nên phải tạ ơn ông ấy và cầu ông phù hộ được sống bên nhau trọn đời. Do vậy, sau khi đón dâu về nhà trai, gia đình chú rể bày hương án sẵn ra sân, bày lễ bao gồm xôi, gà, trầu cau, rượu làm lễ tế Tơ hồng. Chủ hôn vào lễ trước, rồi hai vợ chồng vào lễ sau. Văn tế Tơ hồng mỗi địa phương mỗi khác, nhưng nội dung vẫn chính là ca tụng công đức ông Tơ bà Nguyệt xe mối duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chú rể ăn ở với nhau trọn tình nghĩa đến đầu bạc răng long, sinh được con đàn cháu đống. Phong tục này không phổ biến, chỉ có ở một số nơi

.́́́́8. L HỢP CN

Khi cô dâu chú rể vào phòng, ông cụ cầm hương dẫn đoàn đón dâu của nhà trai trải chiếu cho cô dâu chú rể. Chiếu phải trải phẳng, kiêng trải lệch. Sau đó cụ rót hai chén rượu mồi cô dâu chú rể uống, rồi ý tứ lui ra ngoài khép cửa buồng lại. Cô dâu chú rể sẽ ăn cùng nhau bữa cơm đầu tiên.

Tối hôm đó, khi nhập phòng, người chồng lấy cơi trầu tế Tơ hồng trao một miếng cho vợ, rót một chén rượu, mỗi người uống một nửa gọi là lễ hợp cẩn.

̣9. LỄ LẠI MẶT

Hôm sau ngày cưới hoặc có khi sau hai ngày, đôi vợ chồng son sẽ trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ lễ gia tiên. Nếu nhà nkhông khá giả thì chỉ cần ba lá trầu, ba quả cau, một nậm rượu. Nhà có kinh tế tốt thì có thêm mứt sen, bánh kẹo, lợn quay, xôi gấc,… Lễ này gọi là lễ lại mặt. Xong lễ, nhà gái sẽ đem chia, biếu cho những người thân trong họ. và hôm đó bố mẹ vợ làm một mâm cơm để dâu rể cùng ăn.

Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ cưới hỏi trọn gói thì hãy liên hệ ngay với Charmingflower nhé. Chắc rằng với kinh nghiệm đã làm rất nhiều tiệc cưới hỏi sẽ làm cho bạn hài lòng.

Bài viết Phong Tục Cưới Hỏi Truyền Thống Của Người Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Charming Flowers.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét